Monday, 23/12/2024 - 22:06|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Hoàn Long

Viettel sẵn sàng triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia

Viettel là đơn vị tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số do có đủ năng lực công nghệ và kinh nghiệm thực tế để xây dựng nền tảng phục vụ công tác quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia. Nền tảng công nghệ thông tin này đã sẵn sàng triển khai theo yêu cầu từ Bộ Y tế và Bộ TT&TT.

Ngày 9-7-2021, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố sẵn sàng triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 trên toàn quốc. Đây là nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 giao cho Viettel. Dự kiến, ngày 10-7, Thủ tướng Chính phủ sẽ phát động triển khai chiến dịch trên toàn quốc.

Cơ sở dữ liệu của nền tảng được quản lý tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn đồng bộ, minh bạch về thông tin từ người dân đến các cơ quan quản lý. Nền tảng gồm 4 hệ thống: Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, Cổng công khai thông tin tiêm chủng Covid-19, Hệ thống hỗ trợ công tác Tiêm chủng Quốc gia, Trung tâm đáp ứng (MCC).

Với ngành Y tế, nền tảng này đảm bảo mục tiêu kép vừa triển khai tiêm chủng nhanh và rộng nhất và đảm bảo an toàn, hiệu quả, minh bạch, hỗ trợ cho công tác quản lý, giám sát và nghiên cứu.

Nền tảng này cũng giúp các cơ quan của Chính phủ nắm bắt thông tin thời gian thực về khu vực, đối tượng tiêm, hoạt động vận hành - logistic… để đưa ra chỉ đạo nhanh chóng và phù hợp nhất; giúp người dân chủ động tham gia tiêm chủng với quy trình thuận tiện (đăng ký với tra cứu lịch sử, kết quả…) dễ thao tác qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.

Ứng dụng sổ sức khỏe điện tử

Trước đó, Viettel đã có gần 6 năm kinh nghiệm trong triển khai Hệ thống tiêm chủng quốc gia kết nối 14.000 cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc và nhận được sự quan tâm, học hỏi từ nhiều quốc gia, trở thành niềm tự hào của ngành y tế Việt Nam. Với kinh nghiệm và nguồn lực triển khai hệ thống lớn ở quy mô quốc gia trong nhiều năm, Viettel sở hữu thế mạnh về hạ tầng viễn thông có chất lượng và độ phủ lớn nhất nước; đội ngũ chuyên gia công nghệ hàng đầu và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, an toàn, an ninh thông tin và có khả năng triển khai rộng trên toàn quốc trong thời gian ngắn.

Ông Lê Đăng Dũng - Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel chia sẻ: "Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm phục vụ cho lợi ích cấp bách của đất nước và nhân dân, Viettel tối đa nguồn lực để đảm bảo việc phát triển, triển khai hệ thống. Toàn bộ nhân lực cho đến cấp tỉnh, cấp huyện tham gia phát triển, triển khai hệ thống được quán triệt để làm việc với tinh thần thời chiến, đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên trên nhất".

Viettel được giao nhiệm vụ ứng dụng CNTT vào quản lý tiêm chủng, gồm xây dựng nền tảng công nghệ quản lý toàn bộ chiến dịch; triển khai hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân, hệ thống chứng nhận tiêm chủng (hộ chiếu vaccine) và xây dựng tài liệu, phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn cho các tỉnh về chuẩn hóa cơ sở dữ liệu và sử dụng nền tảng quản lý.

Viettel đã chủ động triển khai nhiều giải pháp công nghệ: triển khai hệ thống Telehealth tại hơn 1.500 cơ sở y tế; xây dựng hệ thống Tờ khai y tế điên tử; kết nối và tích hợp hơn 3.000 camera giám sát... Từng bước giải quyết các bài toán chuyển đổi số ngành Y, bao gồm Hệ thống giám sát Bệnh truyền nhiễm toàn quốc, Hệ thống tiêm chủng toàn quốc, Hệ thống kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc toàn quốc... Thông qua chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 quốc gia sẽ diễn ra trên toàn bộ 63 tỉnh thành, với 19.500 điểm tiêm chủng, Bộ Y tế kỳ vọng hết năm 2021 sẽ tiêm vaccine cho tối thiểu 50% (người dân từ 18 tuổi), và hết quý I-2022 tiêm được hơn 70% dân số.

Phụng Đài

Tác giả: Hà Phùng - Sưu tầm
Nguồn:Báo mới Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 153
Hôm qua : 49
Tháng 12 : 1.304
Năm 2024 : 210.129