Monday, 23/12/2024 - 17:27|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Hoàn Long

Những trường hợp nào khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến?

Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định về các trường hợp cụ thể khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến và chế độ hưởng bảo hiểm y tế có nhiều nét mới.

Thông tư 30/2020/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 1/3/2021 quy định các trường hợp cụ thể khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế đúng tuyến (Ảnh: SYT TP.HCM)

Trường hợp nào KCB BHYT đúng tuyến?

Cụ thể, tại Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến bao gồm người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.

Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.

Trường hợp trẻ em chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nêu trên.

Người tham gia bảo hiểm y tế trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.

Bác sĩ hoặc y sỹ đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu đối với người bệnh, ghi vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Những trường hợp nào được chuyển tuyến KCB BHYT?

Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:

Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT về quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hồ sơ chuyển tuyến gồm giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác (nếu có).

Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú;

Điều trị nội trú cho bệnh nhân tại BV Đại học Y Dược TP.HCM (Ảnh: Hoà Bình)

Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BYT quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao.

Người tham gia bảo hiểm y tế có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lưu bản chụp giấy tờ quy định tại điểm này trong hồ sơ bệnh án điều trị của người bệnh đó.

Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Điểm mới từ 2021 là gì?

Về các trường hợp được xem là khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến tại Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT cũng có quy định về vấn đề này. Theo đó, Thông tư 30/2020/TT-BYT đã bổ sung thêm các trường hợp cũng được xem là khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến từ 2021 như sau.

Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.

Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BYT.

Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Thông tư 30/2020/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến theo quy định của Bộ Y tế sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2021.

Tác giả: Hà Phùng - Sưu tầm biên soạn
Nguồn:VIET TIMES Sao chép liên kết
Bài tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 62
Hôm qua : 49
Tháng 12 : 1.213
Năm 2024 : 210.038