Tuesday, 07/05/2024 - 08:58|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Hoàn Long

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS

Kĩ năng sống là năng lực điều chỉnh hành vi của con người và là sự thay đổi để có những hành vi tích cực. Như đó, con người có khả năng điều chỉnh và quản lí hiệu quả hành vi, thái độ của mình trước các tình huống nảy sinh trong cuộc sống.

 

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Kĩ năng sống là năng lực điều chỉnh hành vi của con người và là sự thay đổi để có những hành vi tích cực. Như đó, con người có khả năng điều chỉnh và quản lí hiệu quả hành vi, thái độ của mình trước các tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
Trong quá trình dạy học, giáo dục, bên cạnh việc hình thành các kĩ năng mang tính kĩ thuật, gắn với chuyên môn như kĩ năng soạn thảo văn bản trong môn Ngữ văn, kĩ năng sử dụng bản đồ trong môn Địa lí, kĩ năng làm thí nghiệm trong môn Hoá học, kĩ năng tính toán... các kĩ năng sống khác như tìm kiếm và xử lí thông tin; phân tích đổi chiếu; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ý tưởng; giao tiếp ứng xử với người khác; quản lí thời gian; kiềm chế cảm xúc; đặt mục tiêu... cũng luôn được hình thành, đôi khi một cách không chủ định. Tuy nhiên, những kĩ năng này, được hiểu là mục tiêu ẩn của quá trình giáo dục, lại là những thú người học cần có, cần sử dụng để giải quyết các tình huống của cuộc sống. Điều đó cho thấy giáo dục kĩ năng sống là nhiệm vụ thường xuyên của ngành Giáo dục và Đào tạo.

Kĩ năng sống đã được đưa vào nhà trường để giáo dục cho học sinh trung học cơ sở từ hơn 10 năm nay; tuy nhiên, hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa cao. Do đó, chúng ta cần tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng sống phù hợp với những phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực và con đường phù hợp hơn. Trên cơ sở đó, hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mổi quan hệ, các tình huống hằng ngày, tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Module này sẽ làm rõ những vấn đề cơ bản, giúp giáo viên giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiệu quả hơn, như: quan niệm về kĩ năng sống và phân loại kĩ năng sống; vai trò và mục tiêu giáo dục kĩ năng sống; nội dung và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống; phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở.

B. MỤC TIÊU

Qua module này, giáo viên trung học cơ sở có thể:

- Hiểu rõ các vấn đề cơ bản cần thiết về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở như: quan niệm về kĩ năng sống và phân loại kĩ năng sống, vai trò và mục tiêu giáo dục kĩ năng sống, nội dung và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống, phuơng pháp/kĩ thuật dạy học tích cực để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở.

- Biết chủ động lựa chọn những kĩ năng sống cần thiết để hình thành và rèn luyện cho học sinh trong quá trình dạy học/giáo dục.

- Có kĩ năng thực hiện các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở.

- Tự tin trong quá trình thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

- Tập huấn lại cho người khác về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

C. NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu quan niệm và phân loại kĩ năng sống.

1. Nhiệm vụ

Bạn hãy trao đổi cùng đồng nghiép để trả lời câu hỏi sau;

1) Kĩ năng sống là gì?

2)  Hãy kể tên những kĩ năng sống mà bạn biết.

Bạn đọc thông tin sau đây và trao đổi cùng đồng nghiệp để hoàn thiện câu trả lời.

2. Thông tin phản hồi

2.1 Các quan niệm vê kĩ năng sống

- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.

- Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quổc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.

- Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...; học làm người gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiềm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, học để sống vời người khác gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thường lúng túng, tự khẳng định, hợp tắc, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.

Phân tích các quan niệm trên cho thấy: Quan niệm của WHO nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân cò thể duy tri trạng thái tinh thần và biết thích nghĩ tích cực khi tương tác với người khác và với môi trường của mình. Quan niệm này mang tính khái quát nhưng chưa thể hiện được ngay các kĩ năng cụ thể, mặc dù khi phân tích sâu thì thấy tương đối gần với nội hàm kĩ năng sống theo quan niệm của UNESCO. Quan niệm của UNESCO là quan niệm rất chi tiết, cụ thể, có nhấn mạnh thêm kĩ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ. còn quan niệm của UNICEF nhấn mạnh lằng kĩ năng không hình thành và tồn tại một cách độc lập mà trong mổi tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và thái độ. Kĩ năng mà một người có được một phần lớn cũng như có được kiến thức (Ví dụ: muốn có kĩ năng thương lượng phải biết nội dung thương luợng). Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ có tác động mạnh mẽ đến kĩ năng (Ví dụ, thái độ kì thị khó làm cho một người thực hiện tốt kĩ năng biết thể hiện sự tôn trọng với người khác).

Từ những quan niệm trên đây có thể thấy, kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mọi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

Tác giả bài viết: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tác giả: Hà Phùng - Sưu tầm
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 15
Hôm qua : 80
Tháng 05 : 643
Năm 2024 : 125.907