Kế hoạch thực hiện chương trình phòng chống mua bán người trong trường học năm 2021
Ngày 23/7/2021 Hiệu trưởng trường THCS Hoàn Long Lê Thị Thùy Giang đã ký ban hành Kế hoạch số 59/KH-THCS HL về thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người trong trường học năm 2021.
Theo đó nhằm đẩy mạnh, phát huy vai trò nòng cốt của cấp ủy, ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, để nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, phòng chống tội phạm mua bán người trường THCS Hoàn Long ban hành kế hoạch cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác tuyên truyên các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Kế hoạch số 400/KH-PGDĐT ngày 22/7/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Mỹ vê thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người trong trường học năm 2021 đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Đẩy mạnh, phát huy vai trò nòng cốt của cấp ủy, ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, để nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, phòng chống tội phạm mua bán người; nâng cao hiệu quả phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã hội đặc biệt là lực lượng công an trong việc xây dựng kế hoạch đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, bảo vệ danh dự và nhân phâm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và giữ gìn trật an toàn xã hội.Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; phòng ngừa các loại tội phạm; ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
2. Yêu cầu
Tập huấn tuyên truyền để nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh những kiến thức về tội phạm mua bán người; nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, mua bán người. Thường xuyên cập nhật các phương thức, thủ đoạn và mục đích của tội phạm mua bán người trên Webshite của nhà trường.
Chú trọng giáo dục giới tính trong các giờ học chính khóa và ngoại khỏa, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật vê phòng, chông tội phạm mua bán người trong trường học. Đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường được trang bị kiên thức và kỹ năng phong, chong tội phạm mua bán người.
II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
1. Công tác tham mưu, chỉ đạo.
Nhà trường phối hợp với chính quyền, các ban, ngành đoàn thê địa phương tham mưu kiện toan Ban Chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị phân công rõ trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách.
Xây dựng kế hoạch hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống các loại tội phạm trong tình hỉnh mới đặc biệt là tội phạm mua bán người; tiếp tục triển khai, thực hiện Kế hoạch số 129/KH-SGDĐT ngày 27/01/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai công tác phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người, H1V/AIDS, tệ nạn xã hội trong các nhà trường giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ,Công văn số 367/PGDĐT-CTTT ngày 18/6/2021 của Phòng GD&ĐT triên khai thực hiện Chi thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị vẽ tăng cưòng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tinh hình mới; Chỉ thị số 46/CT-TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”; Thông tư 23/2012/TT-BCA ngày 27/12/2012 của Bộ công an qui định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học đạt tiêu chuẩn “ An toàn về an ninh, trật tự”.
2. Công tác phòng ngừa tội phạm mua bán người
Từng bước đồi mới để công tác tuyên truyền đạt nhiều hiệu quà cao: Xây dựng Video, clíp, tổ chức họp trực tuyến ... phản ánh về công tác phòng chống mua bán người; đăng tải các bài viết trên các trang mạng xã hội, trên Weteite của nhà trường đê cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh hiểu về các phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người; tuyên truyền qua phát thanh nội bộ của nhà trường; tổ chức các chuyên đề về phòng, chống tội phạm, phòng, tai tệ nạn xã hội vả bạo lực học đường, tham gia các Hội thi...Làm mới hoặc sữa chữa pano áp phích về phòng, chống tội phạm, phòng, chống các tệ nạn xã hội và lăp đặt ở vị trí phù hợp của nhà trường
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm về đảm bảo an ninh, trật tự; trọng tâm là bộ luật hình sự, luật phòng, chống mua bán người, Luật giao thông đường bộ, các văn bản pháp luật khác về đấu tranh phòng chống tội phạm, TNXH; thường xuyên duy trì, tăng cường, củng cố, bổ sung tủ sách pháp luật tại nhà trường. Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật sâu rộng tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, các nội dung tuyên truyền phù hợp để nâng cao nhận thức về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, từ đó nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm; tổ chức lồng nghép việc tuyên truyền pháp luật phòng, chống tội phạm, phòng, chống tội phạm mua bán người và các cuộc vận động khác, thông qua hội thi, vẽ tranh, ngoại khóa…
Tổ chức hoạt động có ý nghĩa, thiết thực hưởng ứng “ Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” (30/7/2021) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với thông điệp của Liên Hợp quốc về phòng, chống mua bán người 2021.
Tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người. Phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật vê phòng, chống tội phạm mua bán người. Thực hiện hiệu quả nội dung hoạt động trong tuần đầu, tuần cuối của học kỳ, của năm học và các dịp lễ hội, kỷ niệm, các sự kiện chính trị thường kỳ và đột xuất.
Xây dựng Kế hoạch triển khai cụ thể Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh trong các cơ sở giáo dục, tạo các sân chơi lành mạnh nhăm thu hút học sinh tham gia để tránh các tệ nạn xã hội. Tăng cường đối thoại giữa Cán bộ quản lý với cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh đê chủ động phát hiện, phòng ngừa các tai, tệ nạn xã hội trong trường học; mặt khác tăng cường công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sông cho học sinh.
Trường phối hợp chặt chẽ với công an trên địa bàn để làm tốt công tác giáo dục về phòng chống tội phạm, phòng, chống mua bán người cho học sinh; phối hợp với Đoàn xã, Hội phụ nữ xã, Đài phát thanh xã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chổng tội phạm, phòng, chông mua bán người cho học sinh.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 46/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định "vê công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”; phối hợp với Công an địa phương xây dựng, thực hiện Quy chế phối hạp số 1542/QCPH-SGDĐT-CAT ngày 25/8/2017 về thực hiện bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo dục trên địa bàn huyện.
Tổ chức triển khai chương trình, giáo trình về phòng, chống mua bán người thông qua các hoạt động nội khóa, ngoại khỏa cho học sinh; tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý trường học, công tác xã hội trong nhà trường, xây dựng các mô hình, câu lạc bộ chuyên sâu, lồng ghép về phòng, chống mua bán người, giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục giá trị sống - kỹ năng sổng, giáo dục phòng, chống tệ nạn mại dâm cho học sinh;
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Nhà trường cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản qui phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người và các qui định khác có liên quan; các biện pháp phòng ngừa, các tấm gương điển hình trong công tác phòng chống mua bán người và tệ nạn xã hội.
- Công tác tuyên truyền có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như: đăng tải lên Web, tuyên truyền qua phát thanh nội bộ trường học, tổ chức hội thi…
- Làm mới hoặc sửa chữa Pano, áp phích về phòng, chống mua bán người, phòng chống tội phạm, TNXH và được đặt ở vị trí thích hợp ở trong trường học.
- Tham dự tập huấn về công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội do các cấp tổ chức. Chủ trì thực hiện chuyên đề “ Phòng chống mua bán người trong trường học”; tổ chức bồi dưỡng kĩ năng, kiến thức phòng chống mua bán người cho đội ngũ giáo viên để phổ biến kiến thức cần thiết trong chương trình giảng dạy.
- Tiếp tục đưa nội dung giáo dục PCTP, PCMBN lồng ghép vào chương trình giảng dạy, chương trình ngoại khóa tại nhà trường.
- Tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên ký cam kết không tiếp tay cho tội phạm; xây dựng, duy trì hoạt động của các mô hình Phòng chống mua bán người trong nhà trường.
- Phối hợp chặt chẽ với công an địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm, phòng chống tội phạm mua bán người và tện nạn xã hội.
- Nâng cao vai trò của BGH, công đoàn, đoàn thanh niên và công an trong việc phối hợp phòng, chống tội phạm, phòng chống tội phạm mua bán người và tện nạn xã hội.
- Phối hợp với ban chấp hành đoàn phường tạo lực lượng nòng cốt, xây dựng các phong trào, tổ chức các hoạt động xã hội, tuyên truyền phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong nhà trường.
- Tăng cường mối quan hệ giữa giáo viên với gia đình nhằm tăng cường quản lý học sinh, các TNXH và kịp thời xử lý khi có vụ việc xảy ra liên quan đến học sinh.
Trên đây là kế hoạch Thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người trong trường học năm 2021 của trường THCS Hoàn Long. Đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường nghiêm túc thực hiện./.